Nhiều người cho rằng, bức xạ từ tia laser trong quá trình có thể gây vô sinh ở nữ giới và gây ung thư. Liệu rằng triệt lông bằng laser có hại không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết sau đây.
Triệt lông bằng laser là gì?
Để hiểu triệt lông bằng laser có hại không, trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu triệt lông bằng laser là gì và cơ chế tác động của nó ra sao?
Hiện nay có 2 công nghệ triệt lông chủ yếu là IPL và Laser. Công nghệ IPL sử dụng chùm sáng mạnh với bước sóng có thể điều chỉnh, giúp đốt cháy các nang lông, làm cho chúng không thể phát triển trong thời gian dài. Phương pháp có ưu điểm giá thành tương đối thấp, nhanh chóng nhưng không thích hợp cho những người có làn da sậm màu, vì dãy quang phổ rộng có thể gây nám da.
Hình 1 – Triệt lông bằng laser có tính hiệu quả cao, an toàn, nhanh chóng
Trong khi đó, công nghệ Laser sử dụng ánh sáng với 1 bước sóng duy nhất phù hợp để các melanin ở sợi lông hấp thụ. Nguồn năng lượng cao sản sinh trong thời gian cực ngắn từ laser sẽ phá hủy cấu trúc của sợi lông, khiến chúng trở nên giòn và rụng xuống. Hơn nữa, laser có tác động sâu vào bên trong nang lông và đốt cháy chúng, giúp ức chế sự phát triển của sợi lông mầm nhú thời gian dài.
Nhìn chung, so với IPL thì triệt lông bằng Laser có nhiều ưu điểm vượt trội hơn như ít gây tổn thương bề mặt da, hiệu quả triệt lông cao hơn, và thời gian cho mỗi liệu trình điều trị ngắn hơn.
Những quan điểm sai lầm về triệt lông bằng laser
Triệt lông bằng laser có thể gây ung thư
Hình 2 – Triệt lông bằng laser không ung thư nhiều người quan niệm
Nhiều người cho rằng quá trình đốt lông sẽ gây ra những chất độc hại và bức xạ từ tia laser có thể gây ung thư. Đây là một quan điểm sai lầm.
Tia laser được thiết kế đặc biệt để đi qua tế bào da và có bước sóng phù hợp chỉ tập trung vào nang lông mà không ảnh hưởng đến các vùng ngoại vi. Hơn nữa, các tia laser sử dụng trong tẩy lông có bức xạ cực nhỏ.
Ở những thẩm mỹ viện uy tín, khu vực tẩy lông bằng laser được thiết kế rộng rãi, thoáng khí và có hệ thống lọc gió để làm loãng nồng độ khí CO trong quá trình triệt lông. Vì thế rất đảm bảo an toàn cho sức khỏe và làn da của khách hàng.
Triệt lông bằng laser có thể gây vô sinh
Khi tìm hiểu về vấn đề triệt lông bằng laser có hại không, cũng có nhiều ý kiến cho rằng phương pháp tẩy lông có thể gây vô sinh. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên tia laser chỉ tác động sâu nhất đến nang lông và không làm ảnh hưởng đến các tế bào xung quanh, vì thế quan niệm trên cũng là một sai lầm. Triệt lông bằng laser rất an toàn cho sức khỏe, nguy cả những vùng da nhạy như vùng kín.
Các tác dụng phụ không mong muốn của triệt lông bằng laser

Hình 3 – Triệt lông bằng laser có thể gây khô da
Sau khi triệt lông bằng laser, một vài tác dụng phụ có thể xuất hiện như sau:
- Da khô: Năng lượng cao từ tia laser sẽ làm phá hủy nang lông nhưng cũng làm da bị mất nước, do đó da có thể bị khô sần. Để khắc phục điều này bạn hãy tăng cường dưỡng ẩm để dưỡng ẩm cho da bằng nguyên liệu tự nhiên hoặc các sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ, dễ thẩm thấu.
- Da bị kích ứng: Do có thể bị đỏ, ngứa rát hoặc thậm chí hơi sưng ở vùng điều trị. Triệu chứng này sẽ biến mất hoàn toàn trong một vài giờ đầu sau điều trị.
- Thay đổi màu da: Nếu bạn có làn da sậm màu thì sau khi điều trị, màu da sẽ sáng hơn và ngược lại. Những thay đổi này là điều bình thường và sẽ nhanh chóng trở lại bình thường sau 1 thời gian rất ngắn.
- Nguy cơ nhiễm khuẩn da: Tia laser sẽ tạo ra một số vi tổn thương trên bề mặt da, vì thế nếu không có chế độ chăm sóc hợp lý sẽ gây nguy cơ nhiễm khuẩn da. Tốt nhất bạn hãy thường xuyên vệ sinh sạch sẽ làn da và tẩy tế bào chết 1 – 2 lần mỗi tuần sau điều trị.
Tóm lại triệt lông bằng laser không gây vô sinh hoặc ung thư như nhiều lời đồn đại, nhưng sẽ có một số tác dụng phụ. Đây là điều không thể tránh khỏi cho dù phương pháp thẩm mỹ có hiện đại đến đâu. Vì thế, hãy lựa chọn địa chỉ triệt lông uy tín và sau mỗi lần điều trị, hãy chú ý chăm sóc da hợp lý để đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Bài viết liên quan:
- Triệt lông bằng laser có hại không?
- Triệt lông có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Cần lưu ý gì?
- Triệt lông có ảnh hưởng đến thai nhi không? Biện pháp an toàn
Bình luận